Múi giờ Trung Quốc và Việt Nam

Trung Quốc là một quốc gia rộng thứ ba trên thế giới với lãnh thổ có chiều ngang hơn 4.800 km, kéo dài từ biên giới phía Tây giáp Pakistan đến điểm cực Đông giáp biển. Vì vậy, chênh lệch về múi giờ là điều chắc chắn xảy ra tại Trung Quốc. Vậy, bạn có biết múi giờ Trung Quốc là bao nhiêu không? Hãy đọc bài viết dưới đây được chia sẻ bởi trung tâm tiếng Trung KIMLIENCHINESE để tìm hiểu thêm nhé!

Giờ Phối hợp Quốc tế UTC là gì?

UTC là viết tắt của cụm từ tiếng Anh “Coordinated Universal Time” và cụm từ tiếng Pháp tương ứng “Temps Universel Coordonné”. Đây là tiêu chuẩn giờ phối hợp quốc tế, được chọn làm cơ sở pháp lý bởi cơ quan đo lường quốc tế (BIPM) để định vị thời gian. Tiêu chuẩn UTC được xây dựng dựa trên tiêu chuẩn thời gian cũ là giờ GMT (giờ trung bình Greenwich) - một tiêu chuẩn thời gian được sử dụng trước đây. Múi giờ mỗi địa phương hay quốc gia trên thế giới được tính bằng độ lệch âm(-) hay dương so với giờ quốc tế. Mỗi múi giờ trên thế giới có thể được đánh dấu bằng một giờ chênh lệch so với giờ quốc tế UTC, chênh lệch dương được ký hiệu bằng cách thêm dấu (+) hoặc còn chênh lệch âm thì ký hiệu dấu trừ (-) một số giờ vào UTC. Ví dụ:  - Giờ chuẩn Tây Úc (WST) – UTC+08:00

Những múi giờ Trung Quốc

Hiện nay, múi giờ ở Trung Quốc tuân theo thời gian bù so với tiêu chuẩn quốc tế là UTC+8. Thời gian tiêu chuẩn chính thức của Trung Quốc được gọi là Múi giờ Bắc Kinh (tiếng Trung: 北京时间) trong nước và được gọi là Giờ chuẩn Trung Quốc (CST) trong cộng đồng quốc tế.

Chắc không ít bạn sẽ tò mò đất nước rộng lớn như vậy chỉ có một mũi giờ thôi sao?

Theo quy ước múi giờ 15 độ trên thế giới đề ra tại Hội nghị quốc tế về kinh tuyến năm 1884, Trung Quốc được chia thành 5 múi giờ khác nhau. Trong giai đoạn từ năm 1912 đến 1949, Trung Quốc sử dụng các múi giờ sau đây:
  • UTC+5:30 cho các vùng giáp với các nước Trung Á ở phía Tây
  • UTC+6 cho vùng Tân Cương và Tây Tạng
  • UTC+7 cho vùng Cam Túc và Tứ Xuyên
  • UTC+8 cho vùng ven biển phía Đông
  • UTC+8:30 cho vùng Đông Bắc Trung Quốc.
Tuy nhiên, vào năm 1949, Chủ tịch Trung Quốc lúc bấy giờ là Mao Trạch Đông đã quyết định sử dụng một múi giờ duy nhất với hy vọng thống nhất đất nước.

Những bất cập khi sử dụng chung một múi giờ tại Trung Quốc:

Việc hợp nhất các múi giờ tại Trung Quốc gây ra nhiều phiền phức vì đất nước này có diện tích rộng lớn, kéo dài từ phía Tây đến phía Đông, với các khu vực có địa hình, văn hóa và kinh tế khác nhau. Vì vậy, sử dụng một múi giờ duy nhất cho cả nước đã gây ra nhiều khó khăn trong việc điều chỉnh thói quen sinh hoạt của người dân ở các khu vực khác nhau. Người dân ở các vùng phía Tây của Trung Quốc phải thức dậy và làm việc trong bóng tối sáng sớm để điều chỉnh với múi giờ chung, trong khi ở các vùng phía Đông, ánh sáng mặt trời đã lên cao trước khi bắt đầu làm việc, gây lãng phí năng lượng và giảm hiệu quả sản xuất. Ngoài ra, các hoạt động địa phương cũng bị ảnh hưởng, ví dụ như các trường học phải điều chỉnh giờ học, các chuyến bay và lịch trình công việc phải tính toán thêm múi giờ, gây ra nhiều khó khăn trong việc quản lý thời gian và giao tiếp.

Giờ Trung Quốc chênh lệch bao nhiêu so với Việt Nam ?

Hiện tại, múi giờ chuẩn của Trung Quốc là UTC+8, trong khi đó múi giờ chuẩn của Việt Nam là UTC+7. Vì vậy, Trung Quốc chênh lệch 1 giờ so với Việt Nam. Khi ở Việt Nam là 12 giờ trưa, thì ở Trung Quốc sẽ là 1 giờ chiều cùng ngày. Trên đây là một số thông tin về múi giờ Trung Quốc và sự chênh lệch múi giờ so với Việt Nam. Học và hiểu thêm về các kiến thức liên quan sẽ giúp chúng ta có thêm nhiều thông tin bổ ích và hiểu rõ hơn về đặc điểm thời gian của các quốc gia và khu vực trên thế giới. Hãy cùng KIMLIENCHINESE tiếp tục học tập và khám phá những kiến thức mới để nâng cao kiến thức của mình nhé! https://kimlienchinese.com/mui-gio-trung-quoc-va-viet-nam/?feed_id=987&_unique_id=668605835c145

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Đề Thi TOCFL Mẫu – Và Cách Đề Vào Mô Phỏng Thi Thật TOCFL

Từ vựng tiếng Trung về các hoạt động trong văn phòng